Lãnh đạo thành phố đối thoại với thanh
niên về chủ đề: “Đồng hành, hỗ trợ thanh niên trong khởi nghiệp và lập nghiệp”
Với chủ đề “Đồng hành, hỗ trợ thanh niên
trong khởi nghiệp và lập nghiệp”, vào hồi 14h ngày 31/5/2022, Phó Chủ tịch UBND
thành phố Lê Khắc Nam sẽ chủ trì phiên Đối thoại trực tuyến giữa lãnh đạo UBND
thành phố với thanh niên năm 2022 trên Cổng Thông tin điện tử thành phố.
Tại phiên Đối thoại trực tuyến, lãnh đạo
UBND thành phố sẽ trực tiếp lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, giải đáp thắc mắc, đồng
thời tiếp thu những đề xuất, kiến nghị và hiến kế của thanh niên thành phố liên
quan đến: những chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp, hỗ trợ tạo việc làm cho
thanh niên; giải pháp hỗ trợ để ý tưởng sáng tạo của thanh niên được triển
khai; các giải pháp để phát huy vai trò của thanh niên trong các lĩnh vực sản
xuất, kinh doanh; cổ vũ và hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, tham gia phát triển
kinh tế; khích lệ động viên thanh niên tham gia nghiên cứu, ứng dụng khoa học
và công nghệ để tăng năng suất; xây dựng mô hình nông nghiệp trang trại, xuất
khẩu lao động…
Đây là Phiên đối thoại trực tuyến lần thứ
25 do Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử thành phố tổ chức, phiên đối thoại dự
kiến diễn ra trong thời lượng khoảng 90 phút.
Trân trọng kính mời quý độc giả quan tâm
theo dõi Phiên đối thoại tại địa chỉ: http://Doithoaitructuyen.haiphong.gov.vn
và theo dõi trực tiếp tại fanpage: Cổng thông tin điện tử thành phố Hải Phòng
trên mạng xã hội Facebook.
MC
Xin kính mời quý vị đại biểu ổn định chỗ ngồi để phiên Đối thoại trực tuyến đượcbắt đầu.
Kính thưa quý vị đại biểu, thưa độc giả Cổng thông tin điện tử thành phố!
Thực
hiện Luật Thanh niên năm 2020; Nghị định số 13/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của
Chính phủ quy định về đối thoại với thanh niên; cơ chế, chính sách và biện
pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
Thực
hiện Kế hoạch số 123/KH-UBND ngày 21/5/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố triển
khai, thực hiện Nghị định số 13/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ; Kế hoạch
số 76/KH-UBND ngày 29/3/2022 của Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức Chương trình
đối thoại giữa lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố với thanh niên thành phố năm
2022.
Hôm nay, với chủ đề “Đồng hành, hỗ trợ thanh niên trong
khởi nghiệp và lập nghiệp”, Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử thành phố tổ chức
phiên Đối thoại trực tuyến giữa lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố với thanh
niên năm 2022 trên Cổng Thông tin điện tử thành phố.
Tham dự và chủ trì phiên đối thoại, xin trân
trọng giới thiệu:
- Ông Lê Khắc Nam- Phó Chủ tịch UBND thành phố
Cùng dự Phiên đối thoại,
trân trọng giới thiệu:
- Đại diện lãnh đạo các Sở, ngành: Nội vụ, Kế hoạch
và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hóa và Thể thao, Khoa học và Công nghệ,
Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài
nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tài chính, Công thương, Thông tin và Truyền
thông, Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng.
- Đại diện lãnh đạo Thành đoàn, Trưởng ban Công tác
thanh niên Thành đoàn;
- Lãnh đạo và chuyên viên phụ trách công tác thanh
niên, Phòng Xây dựng chính quyền và công tác thanh niên, Sở Nội vụ.
- Đại diện một số thanh niên tiêu biểu.
- Cùng một số cơ quan báo chí đến dự và đưa tin.
* Nội dung phiên đối thoại đang được đăng tải trực tiếp tại địa chỉ: haiphong.gov.vnvà phát trực tiếp trên Fanpage Cổng Thông tin điện tử thành phố.
Sau đây phiên Đối thoại trực tuyến xin được bắt đầu.
MC
Thưa
các quý vị đại biểu, các bạn Đoàn viên, thanh niên,
Thưa
toàn thể các đồng chí đại biểu dự phiên đối thoại trực tuyến!
Trong không khí vui tươi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm các ngày Lễ lớn trong
tháng 5/2022 vừa qua, đặc biệt là kỷ niệm 132 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí
Minh, 67 năm Ngày giải phóng Hải Phòng, Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2022 với Chủ đề “Hải
Phòng - điểm đến thành công”.
Kính thưa quý vị đại biểu, thưa độc giả Cổng thông tin điện tử thành phố!
Ngày 24/3/2022, đồng chí Bí thư Thành ủy đã tổ chức
tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với đoàn viên thanh niên thành phố Hải Phòng tại Hội trường Thành đoàn và trực tuyến tại
35 đầu mối các đơn vị trực thuộc Thành đoàn. Tiếp theo Hội nghị đối thoại giữa Bí thư Thành ủy với thanh niên, ngày 29/3/2022 Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Kế
hoạch số 76/KH-UBND ngày 29/3/2022 tổ chức Chương trình đối thoại giữa lãnh đạo
Ủy ban nhân dân thành phố với thanh niên thành phố năm 2022 và ngày hôm nay tổ
chức phiên đối thoại trực tuyến giữa lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố với
thanh niên thành phố với chủ đề “Đồng hành, hỗ trợ thanh niên trong khởi nghiệp
và lập nghiệp”.
Ngay
sau khi thành phố ban hành Kế hoạch tổ chức phiên đối thoại, Thành Đoàn Hải Phòng đã thông báo đến các đầu mối các đơn vị trực
thuộc Thành Đoàn; định hướng, hướng dẫn thanh niên đặt câu hỏi theo
đúng chủ đề của cuộc đối thoại. Đến thời điểm hiện nay, Ban biên tập Cổng thông
tin điện tử thành phố đã nhận được một số câu hỏi của thanh niên thành phố gửi
tới liên quan đến chủ đề của phiên đối thoại; ngoài ra, lãnh đạo thành phố và
các sở, ngành có mặt tại phiên đối thoại ngày hôm nay mong muốn tiếp nhận được
nhiều hơn nữa các ý kiến, các câu hỏi của thanh niên.
Về phương pháp đối thoại tại phiên
đối thoại hôm nay, đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố sẽ trả lời một số
câu hỏi mà thanh niên đã gửi tới Ban biên tập Cổng thông tin điện tử thành phố;
sau đó mời các đại biểu thanh niên sẽ đặt câu hỏi để lãnh đạo Ủy ban nhân dân
thành phố và lãnh đạo các sở, ngành thành phố có mặt tại phiên đối thoại trả lời
trực tiếp. Thời gian đối thoại sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ 45-60 phút;
trong trường hợp hết thời gian của phiên đối thoại mà lãnh đạo Ủy ban nhân dân
thành phố và lãnh đạo các sở, ngành chưa trả lời thì các câu trả lời sẽ được
đăng trên Cổng thông tin điện tử thành phố sau phiên đối thoại ngày hôm nay.
Sau đây, thay mặt lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố, tôi xin trao đổi
đối với một số câu hỏi do thanh niên đã gửi tới Ban biên tập Cổng thông tin điện tử thành
phố
|
Quận đoàn Kiến An () - 31/05/2022 14:19 Hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ khao khát được khởi nghiệp, trong khi các ngành kinh doanh, dịch vụ khác đang dần bão hòa thì khởi nghiệp từ nông nghiệp, nông thôn lại là một xu thế. Tuy nhiên, để phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững thì thành phố cần có những giải pháp tổng thể. Ngoài việc xây dựng chính sách, xây dựng các biện pháp về kinh tế, xã hội, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ để tăng năng suất, tạo ra nhiều sản phẩm xanh thì việc phát triển nguồn nhân lực cho ngành nông nghiệp cũng là một yếu tố then chốt.
Do đó, tôi muốn đề xuất lãnh đạo Thành phố xây dựng đề án hoặc dự án về phát triển hệ sinh thái kinh tế nông nghiệp hiện đại tại Thành phố.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam Hệ sinh thái kinh tế nông thôn có thể hiểu là tập hợp các chủ thể tham gia
vào thị trường nông sản, như: nhà cung cấp, cơ sở sơ chế, chế biến, nhà phân phối,
khách hàng... Ðây sẽ là nền tảng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lớn đầu tư
vào nông thôn, tạo ra sự liên kết trong sản xuất, bảo quản, sơ chế nông sản.

Bí thư Quận đoàn Kiến An nêu câu hỏi tại cuộc đối thoại
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 150/QĐ-TTg phê duyệt
Chiến lược Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030,
tầm nhìn đến năm 2050. Chiến lược hiện thực hóa định hướng Nghị quyết của Đại hội
Đảng lần thứ XIII, trong đó quá trình tái cơ cấu nông nghiệp cần gắn chặt hơn với
xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững gắn với những
cơ hội về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, thị trường.
Thành phố đã có nhiều
chương trình, Nghị quyết về phát triển nông nghiệp nông thôn và đang tích cực
chuẩn bị ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược Phát
triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm
2050.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam trả lời câu hỏi tại cuộc đối thoại
Mục tiêu hướng tới
xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa đồng thời phát triển nông nghiệp dựa
trên lợi thế địa phương, theo hướng hiện đại có năng suất, chất lượng, hiệu quả,
bền vững và sức cạnh tranh cao. Nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống, vai
trò và vị thế của người tham gia sản xuất nông nghiệp. Phát triển nông thôn
toàn diện, hiện đại gắn với quá trình đô thị hóa, có cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã
hội đồng bộ. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; xây dựng nông thôn
xanh, sạch, đẹp, an ninh, trật tự được đảm bảo; phát triển nông nghiệp, kinh tế
nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái có hiệu
quả cao, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.
Xây dựng đề án hoặc dự án về phát triển hệ sinh thái kinh tế nông nghiệp hiện
đại tại thành phố
là ý tưởng hay, Ủy ban nhân dân thành phố sẽ chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và các Sở, ngành có liên quan nghiên cứu trong xây dựng Kế hoạch thực
hiện Chiến lược Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến
năm 2050 chung của thành phố. 953 Đoàn thanh niên Bộ chỉ huy quân sự thành phố () - 31/05/2022 14:25 Trước khi nhập ngũ, nhiều đồng chí chiến sỹ là thu nhập chính trong gia đình, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, quá trình công tác tại đơn vị luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, khi xuất ngũ được nhận xét hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Kính đề nghị Chủ tịch, lãnh đạo sở ban ngành quan tâm để khi về địa phương được tạo điều kiện hơn khi thi tuyển công chức, viên chức tại xã, phường và các cơ quan nhà nước. Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam -
Điều 38 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (có hiệu lực từ 01/01/2010) và Điều 21
Luật Viên chức năm 2010 quy định các nguyên tắc tuyển dụng công chức, viên chức, trong đó
có nguyên tắc: “Ưu tiên tuyển chọn người có tài năng,
người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số”.

Đoàn Thanh niên Bộ Chỉ huy quân sự thành phố đặt câu hỏi tại cuộc Đối thoại
- Điều 5 Nghị định số
24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý
công chức quy định việc ưu tiên trong tuyển dụng công chức:
+ Sĩ quan quân đội,
sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển
ngành….: được cộng 20 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển;
+ Người hoàn thành
nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân
dân, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia
phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ:
được cộng 10 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển.
- Điều 5 Nghị định số
138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý
công chức (thay thế Nghị định số 24/2010/NĐ-CP) và Điều 6 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP
ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức quy định
việc ưu tiên trong tuyển dụng công chức, viên chức:
+ Sĩ quan quân đội,
sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên…: Được cộng 5 điểm
vào kết quả điểm vòng 2;
+ Người hoàn thành
nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm
vòng 2”.
Như vậy, ngay từ năm
2010, việc ưu tiên trong tuyển dụng công chức, viên chức đối với các chiến sĩ
sau khi xuất ngũ, phục viên đã được Nhà nước quan tâm và quy định trong các văn
bản quy phạm pháp luật của Trung ương.

Các đại biểu dự cuộc Đối thoại
Trong nhiều năm qua,
tại thành phố Hải Phòng, việc tuyển dụng công chức, viên chức đã được thực hiện
đảm bảo đúng các quy định của Trung ương, trong đó có quy định về ưu tiên trong
tuyển dụng công chức đối với các chiến sĩ sau khi xuất ngũ. Thực tế tại 02 kỳ
tuyển dụng công chức gần nhất của thành phố như sau:
- Năm 2020: Trong tổng
số 286 người đủ điều kiện dự tuyển, có 01 người hoàn thành nghĩa vụ quân sự được
cộng điểm ưu tiên.
- Năm 2021: Trong tổng
số 255 người đủ điều kiện dự tuyển, có 02 người hoàn thành nghĩa vụ quân sự và
01 quân nhân chuyên nghiệp phục viên người thuộc diện nêu trên được cộng điểm
ưu tiên.
Hiện nay, căn cứvào
yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, chỉ tiêu biên chế và nhu cầu tuyển dụng của
các cơ quan, đơn vị, địa phương, việc tuyển dụng công chức, viên chức được các
cơ quan có thẩm quyền tổ chức thường xuyên. Các chiến sỹ quân đội, quân nhân phục
viên, người hoàn thành nghĩa vụ quân sự sau khi xuất ngũ nếu đáp ứng đủ các điều
kiện, tiêu chuẩn theo quy định thì đều có thể đăng ký dự tuyển công chức, viên
chức và được cộng điểm ưu tiên. 954 Quận đoàn Dương Kinh () - 31/05/2022 14:41 Vấn đề khởi nghiệp luôn được thanh niên và toàn xã hội quan tâm. Trên địa bàn quận Dương Kinh hiện có rất nhiều Đoàn viên thanh niên đang ấp ủ các dự án khởi nghiệp, lập nghiệp từ mô hình nông nghiệp trang trại với mong muốn vươn lên làm giàu chính đáng cho bản thân, gia đình trên chính mảnh đất quê hương, đồng thời hạn chế tình trạng đất nông nghiệp bỏ hoang gây lãng phí. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, bên cạnh khó khăn về vốn, các bạn Đoàn viên thanh niên còn gặp khó khăn về việc tìm đầu ra cho sản phẩm.
Vậy, trong thời gian tới UBND thành phố có những giải pháp như thế nào để hỗ trợ, động viên thanh niên khởi nghiệp, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, đặc biệt trong vấn đề kết nối, hỗ trợ tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp.
Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Nguyễn Thị Hiên Để để hỗ trợ, động viên thanh niên khởi nghiệp, làm giàu trên chính mảnh đất
quê hương, Thành phố triển khai nhiều giải pháp đồng bộ:
Tuyên truyền, cổ vũ, khuyến khích và xây dựng tinh thần khởi nghiệp cho thanh niên
thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hoạt động của tổ chức đoàn thể các cấp, đặc biệt Thành Đoàn
tích cực triển khai Chương trình “Thanh niên khởi
nghiệp giai đoạn 2017 - 2022”.

Bí thư Quận đoàn Dương Kinh nêu câu hỏi tại cuộc Đối thoại
Đẩy mạnh các hoạt động
tập huấn chuyển giao tiến bộ KH&CN cho thanh niên. Những năm gần
đây, hàng năm, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Thành Đoàn Hải Phòng tổ chức hàng chục lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ
kỹ thuật, giới thiệu mô hình, công nghệ mới, sản phẩm mới để thanh niên học tập,
áp dụng vào sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, các Sở: Khoa học và Công nghệ, Tư
pháp, Thành Đoàn còn tổ chức hỗ trợ, tư vấn (bằng cả hình thức trực tiếp và trực
tuyến) cho thanh niên về cơ chế, chính sách, pháp luật, thủ tục hành chính,
chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng khởi nghiệp,… Các cấp bộ Đoàn, Hội thành phố phấn đấu mỗi năm, có ít nhất 2.000 - 3.000 lượt
thanh niên được tư vấn trực tiếp, trực tuyến về khởi sự doanh nghiệp và lập
nghiệp.

Đồng chí Nguyễn Thị Hiên, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ trả lời tại cuộc Đối thoại
Khuyến khích phát
triển các mô hình, câu lạc bộ khởi nghiệp. Hiện, toàn thành phố có hàng trăm mô hình, câu lạc bộ thanh niên khởi nghiệp
làm kinh tế giỏi. Trong đó, nhiều mô hình, câu lạc bộ giúp đỡ thanh niên tham
gia phát triển kinh tế, hỗ trợ thanh niên lập thân, lập nghiệp, xóa đói giảm
nghèo, tiếp cận các nguồn vốn, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật và tạo
việc làm cho đoàn viên, thanh niên.
Để hỗ trợ về vốn,
Thành phố triển khai Đề án “Chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ thanh
niên khởi nghiệp giai đoạn 2021 - 2025” và nhiều chương trình vốn vay ưu đãi khác. Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều hộ thanh niên nghèo, cận nghèo có điều kiện
phát triển chăn nuôi, trồng trọt, tạo thêm việc làm cho gia đình. Nhiều hộ có
điều kiện đưa giống mới năng suất cao vào sản xuất, thay đổi tập quán canh tác
lạc hậu, xây dựng nhiều mô hình sản xuất hiệu quả. Tiêu biểu là các mô hình:
VAC; nuôi thỏ thịt, trồng ớt xuất khẩu (huyện Vĩnh Bảo); nuôi cua đồng, trồng nấm
xuất khẩu (huyện Tiên Lãng); nuôi cá Vược và cá Song (huyện Thủy Nguyên);
trồng hoa và nuôi cá cảnh (huyện An Dương)... Đặc biệt, nhiều hộ thanh niên
từ làm ăn nhỏ, lẻ đã phát triển trở thành các chủ trang trại, gia trại, chủ xưởng
sản xuất có quy mô lớn, sản xuất hàng hóa tập trung, đem lại lợi nhuận cao, giải
quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương với thu nhập ổn định.

Các đại biểu dự cuộc Đối thoại
Thành phố cũng triển
khai nhiều chương trình hỗ trợ, thu hút vốn đầu tư cho các dự án, ý tưởng sáng tạo của thanh niên trên địa bàn thành phố.2 năm 1 lần thành phố
tổ chức 04 cuộc thi sáng tạo kỹ thuật, trong đó có cuộc thi sáng tạo nhà nông
và cuộc thi sáng tạo kỹ thuật dành cho thanh, thiếu niên.
Trong vấn đề kết nối, hỗ trợ tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, bên cạnh các giải
pháp truyền thống, Thành phố đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, ứng dụng
công nghệ số để quản bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Riêng trong tháng 5 vừa
qua, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức 02 lớp tập huấn về chuyển đổi số
cho nông dân, Hội Nông dân thành phố tổ chức tập huấn hỗ trợ hộ sản
xuất nông nghiệp đưa thông tin và tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử để giúp nông dân,
thanh niên nông thôn quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp cho các đối
tác, người tiêu dùng không giới hạn không gian, thời gian qua mạng Internet
toàn cầu. 955 Quận đoàn Hồng Bàng () - 31/05/2022 14:48 Hiện nay thanh niên trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ khá lớn, nhìn chung trình độ tay nghề đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp của thanh niên còn thấp. Vậy trong thời gian tới thành phố có giải pháp gì để thúc đẩy việc đào tạo, tạo điều kiện cho thanh niên được nâng cao trình độ tay nghề nhằm đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp khi tuyển dụng?. Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Trần Văn Huy Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 55 cơ sở giáo dục nghề
nghiệp, gồm:
16 trường cao đẳng, 12 trường trung cấp, 13 trung tâm giáo dục nghề nghiệp,
14 trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên các quận, huyện và
10 cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Bí thư Quận đoàn Hồng Bàng nêu câu hỏi tại cuộc Đối thoại
Thực tiễn trong thời
gian qua, công tác tuyên truyền giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành
phố được đẩy mạnh với nhiều hình thức, đa dạng nội dung, đã góp phần tích cực
trong việc thông tin đến các học sinh và gia đình, thanh niên, người lao động về
lợi ích thiết thực của học nghề, về xu hướng ưu tiên tuyển dụng lao động có kỹ
năng nghề, lao động có tay nghề cao mới có thể đáp ứng được yêu cầu khắt khe của
quy trình sản xuất và an toàn, vệ sinh lao động trước sự tiến bộ của khoa học kỹ
thuật và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó, từng bước thu hút sự quan
tâm tham gia học giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng, trung cấp. Ngoài ra, các
cơ sở giáo dục nghề nghiệp chủ động phối hợp với các doanh nghiệp tuyên
truyền trực tiếp đến người lao động cơ chế, chính sách hỗ trợ cho lao động được
tham gia đào tạo lại để nâng cao tay nghề, đảm bảo tăng năng suất lao động, đáp
ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
Kết
quả tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp trên toàn địa bàn thành phố trung bình hằng
năm đạt khoảng 52.000 học sinh, sinh viên, học viên, trong đó trình độ cao đẳng,
trung cấp chỉ đạt khoảng 17-18%, chủ yếu là trình độ sơ cấp. Chất lượng đào tạo
nghề nghiệp chưa đồng đều, mới chỉ tập trung ở một số ngành, nghề trọng điểm,
cơ bản chưa đáp ứng được số lượng cũng như chất lượng lao động phục vụ nhu cầu
lao động của các doanh nghiệp.

Đồng chí Trần Văn Huy, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội trả lời tại cuộc Đối thoại
Trong thời gian tới,
để thúc đẩy việc đào tạo, tạo điều kiện cho thanh niên được nâng cao trình độ
tay nghề nhằm đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp khi tuyển dụng, Thành phố
quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện tập trung một số giải pháp sau:
-
Rà soát, bổ sung, hoàn thiện chính sách hỗ trợ đào tạo, phát triển nhân lực có
kỹ năng nghề trên địa bàn thành phố;
-
Nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp trên địa bàn thành phố; trong đó tập trung chỉ đạo tăng cường cơ sở vật
chất, thiết bị đào tạo theo hướng trọng tâm, chuẩn hóa, hiện đại hóa đáp ứng
yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề nghiệp; tập trung cập nhật,
đổi mới chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo phù hợp với công nghệ mới, thực
tiễn của doanh nghiệp và thích ứng với sự thay đổi của thị trường lao động; quản
lý và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý bảo đảm về số lượng,
trình độ, cơ cấu ngành nghề đáp ứng yêu cầu đào tạo. Tiếp tục nghiên cứu ban
hành cơ chế chính sách thu hút nhà giáo vào giảng dạy tại các trường cao đẳng
công lập thuộc thành phố quản lý;
-
Đẩy mạnh gắn kết giữa cơ quan quản lý nhà nước, cơ sở giáo dục nghề nghiệp với
doanh nghiệp; giữa đào tạo và thị trường sử dụng lao động; trong đó tập trung
tăng cường phối hợp giữa các sở, ngành, đơn vị liên quan để làm tốt công tác dự
báo ngắn hạn, dài hạn về cung – cầu nguồn nhân lực có kỹ năng nghề; đồng thời
cung cấp, quảng bá thông tin về nguồn lao động cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp
trong và ngoài thành phố; chú trọng đào tạo theo đơn đặt hàng, đào tạo lại, đào
tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng cho người lao động;
- Đẩy mạnh xã hội hóa và hợp tác quốc tế
trong giáo dục nghề nghiệp: Đa dạng hóa nguồn lực, phát huy mọi nguồn lực để đầu
tư phát triển giáo dục nghề nghiệp; đẩy mạnh cải cách hành chính, công khai
minh bạch thủ tục để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài
nước tham gia vào lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố. 956 Đoàn Thanh niên Công ty TNHH MTV Xăng dầu Khu vực III () - 31/05/2022 14:54 Thành phố đang đẩy mạnh việc kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các dự án của các nhà đầu tư đã triển khai và trong tương lai tiếp tục có những dự án mới, nhất là lĩnh vực công nghiệp. Điều này là tín hiệu tích cực cho sự phát triển kinh tế của thành phố. Tuy nhiên, kéo theo vấn đề về nhu cầu sử dụng lực lượng là lao động tăng cao đột biến. Vậy, thành phố đã có những chính sách, đề án gì để chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu trên? Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Trần Văn Huy Nhằm góp phần phát
triển nguồn nhân lực kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, của các nhà đầu
tư, trong thời gian qua, Thành phố đã quan tâm, kịp thời chỉ đạo lãnh đạo thực
hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục nghề nghiệp thông qua các Nghị
quyết, Chỉ thị, Kế hoạch, Chương trình hành động cụ thể như: Chương trình hành động số
01-CTr/TU ngày 11/1/2016 của Ban Thường vụ Thành ủy thực hiện Chỉ thị số
37-CT/TW ngày 6/6/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng Khóa XI về “Tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao”, Ủy
ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch số 2615/KH-UBND ngày 10/11/2016 triển
khai thực hiện Chương trình hành động của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI)
về ”Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay
nghề cao”; Kế hoạch số 221/KH-UBND ngày 09/10/2018 đẩy mạnh hợp tác giữa GDNN với
doanh nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2018 - 2030; Kế hoạch số
217/KH-UBND ngày 01/9/2020 triển khai thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW ngày
28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề
góp phần nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình
hình mới; Kế hoạch số 282/KH-UBND ngày 28/12/2021 triển khai thực hiện Quyết định
982/QĐ-LĐTBXH ngày 26/8/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Kế
hoạch thực hiện Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 11/10/2019 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án "Phát triển trường cao đẳng chất
lượng cao đến năm 2025"; Kế hoạch số 126/KH-UBND ngày 24/4/2019 của Ủy ban nhân
dân thành phố triển khai thực hiện Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng
phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018- 2025” trên địa bàn
thành phố Hải Phòng;

Đoàn Thanh niên Công ty TNHH MTV Xăng dầu Khu vực III đặt câu hỏi tại cuộc Đối thoại
Triển
khai các chỉ đạo của Thành phố các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố
chủ động tiếp cận với người học bằng nhiều phương pháp khác nhau thông qua các
hoạt động tuyên truyền, tư vấn chọn nghề, thực hiện có hiệu quả các chính sách
hỗ trợ người học; đồng thời tập trung nâng cao năng lực phục vụ đào tạo giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc
làm, nhằm thu hút người học. Kết quả hiện nay trên địa bàn thành phố có 55 cơ sở giáo dục nghề nghiệp,
gồm: 16 trường cao đẳng, 12 trường trung cấp, 13 trung tâm giáo dục nghề nghiệp,
14 trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên các quận, huyện và
10 cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, với danh mục ngành, nghề đào tạo từng bước được điều chỉnh
theo nhu
cầu của thị trường lao động trên 100 ngành, nghề; trong đó có 76 lượt ngành,
nghề trọng điểm được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt cấp độ quốc
tế, khu vực ASEAN, quốc gia, bước đầu đã hình thành hệ thống
ngành, nghề trọng điểm đào tạo nhân lực kỹ thuật phục vụ lĩnh vực kinh tế mũi
nhọn của thành phố, như: cơ khí, đóng tàu, hàng hải, logistics, khai thác, nuôi
trồng thủy, hải sản…, có sức lan tỏa lớn và thu hút được
nhiều học sinh - sinh viên, người học nghề từ các địa phương lân cận trong vùng
tham gia học nghề tại Hải Phòng; trung bình hằng năm thu hút tuyển mới khoảng
52.000 học sinh, sinh viên, học viên tham gia học giáo dục nghề nghiệp.

Các đại biểu dự tại cuộc Đối thoại
Nhằm đáp ứng nguồn nhân
lực kỹ thuật theo yêu cầu của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, Thành phố tiếp
tục chỉ đạo đẩy mạnh hiệu quả thực hiện một số nội dung trọng tâm sau:
1. Tiếp tục đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, truyền thông giáo dục nghề nghiệp nhằm tạo sự chuyển biến
trong nhận thức của xã hội về tầm quan trọng của lao động qua đào tạo và lao động
có tay nghề cao trong quá trình sản xuất kinh doanh, gắn với việc làm bền vững,
nâng cao cuộc sống của người lao động.
2. Tiếp tục hoàn thiện
việc sắp xếp, tổ chức mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thành phố Hải Phòng
theo hướng mở, linh hoạt, hiện đại, dễ tiếp cận, đa dạng về loại hình, phân bổ
hợp lý về cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo; ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng
trường nghề chất lượng cao đạt tiêu chuẩn vùng, khuyến khích phát triển cơ sở
giáo dục nghề nghiệp tư thục, có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở giáo dục nghề nghiệp
trong doanh nghiệp; đổi mới công tác thanh tra, kiểm định, đánh giá chất lượng
giáo dục nghề nghiệp.
3. Tiếp tục đẩy mạnh
hiệu quả mô hình gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp theo Kế hoạch số 221/KH-UBND về việc đẩy mạnh hợp
tác giữa lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố
giai đoạn 2018-2030 nhằm tạo
điều kiện để học sinh, sinh viên, học viên giáo dục nghề nghiệp được trải nghiệm,
thực hành; cập nhật nâng cao kỹ năng hoặc tái tạo kỹ năng cho người lao động, đồng
thời chú trọng phát triển giáo dục kỹ năng mềm, tác phong công nghiệp; thông
qua đó, sau đào tạo, người lao động có thể tham gia lao động sản xuất ngay, đồng
thời cũng là điều kiện cho doanh nghiệp và cơ sở đào tạo
ký hợp đồng cung ứng lao động và giới thiệu việc làm cho học sinh, sinh viên
sau đào tạo.
4. Quyết liệt xây dựng hoàn thiện các kế hoạch, chương trình hành động để thực hiện Quyết định số
2222/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển
đổi số trong giáo dục nghề nghiệpđến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết
định số 2239/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược
phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2045
trên địa bàn thành phố Hải Phòng với mục tiêu đặt ra là phát triển nhanh giáo dục
nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động, của người dân
và yêu cầu ngày càng cao về số lượng, cơ cấu, chất lượng nhân lực có kỹ năng
nghề cho phát triển trong từng giai đoạn.
5. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội tạo
việc làm, tạo môi trường an ninh, an toàn để thu hút người lao động từ các tỉnh,
thành phố khác về làm việc.
6. Thành phố đã ban hành Kế hoạch số
156/KH-UBND ngày 05/7/2021 triển khai chương trình hỗ trợ phát triển thị trường
lao động tại thành phố Hải Phòng đến năm 2030, trong đó có nhiều giải pháp giúp
thị trường lao động của thành phố phát triển toàn diện, bền vững theo hướng hiện
đại, hiệu quả.
7. Quan tâm nâng cao chất lượng đào tạo nghề
cho người lao động, chú trọng những ngành nghề dự báo nhu cầu cao trong thời
gian tới, đặc biệt là những nghề Hải Phòng có thế mạnh.
8. Tăng cường hoạt động tư vấn, giới thiệu việc
làm cho người lao động; mở rộng và phát huy
vai trò kết nối vùng của các đơn vị hoạt động dịch vụ việc làm. 957 Đoàn viên Vũ Văn Quân (Phó Bí thư Chi đoàn 01 thôn Kỳ Sơn, xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy) - 31/05/2022 15:04 Trong những năm gần đây quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của thành phố đã diễn nhanh kéo theo hệ quả là đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Điều này đã gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của thành phố đặc biệt với những nghề nông nghiệp lâu năm. Ví dụ như ở Thủy Nguyên những năm gần đây đất ruộng đã bị thu hồi để xây các Khu Công nghiệp chính vì vậy tôi không thể thực hiện được ý tưởng làm nghề hàng trăm năm như ở Nhật Bản.
Để giải quyết vấn đề này thì thành phố sẽ có những chủ trương và chính sáchnhư thế nào để quy hoạch và phát triển các vùng có quy mô làm nông nghiệp lớnvà lâu dài. Và đối với những đối tượng là thanh niên nông thôn thì thành phố sẽcó chính sách đền bù đất như thế nào để họ duy trì nghề nông của mình ?
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Ngọc Tuất 1. Những chủ trương và chính sách quy hoạch và phát triển các vùng có quy
mô làm nông nghiệp lớn và lâu dài
Thực hiện Quyết định
số 490/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020, thành phố Hải
Phòng đã ban hành Kế hoạch số 192/KH-UBND ngày 17/8/2018 về việc triển khai thực
hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm thành phố Hải Phòng giai đoạn 2018 2020.
Kết quả triển khai: Năm 2019, thành phố đã thực thiện đánh giá, xếp hạng đối với
12 sản phẩm của 08 tổ chức, cá nhân, trong đó có 01 sản phẩm đạt 4 sao, 11 sản
phẩm đạt 3 sao; hỗ trợ 05 tổ chức, cá nhân nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm (hỗ trợ
đổi mới công nghệ, trang thiết bị sản xuất, bảo quản sản phẩm, đổi mới gắn tem
nhãn). Năm 2020, đã có 20 tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia Chương trình, tập
trung chủ yếu ở nhóm thực phẩm, đồ uống, lưu niệm, nội thất, trang trí.

Đoàn viên Vũ Văn Quân đặt câu hỏi tại cuộc Đối thoại
Thành phố Hải Phòng
đã ban hành Nghị quyết số 13/2017/NQ-HĐND ngày 20/07/2017 ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, thủy sản, kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập nông dân thành phố Hải Phòng, giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025; trong đó quy định cơ chế hỗ trợ xây dựng mỗi xã một sản phẩm. Năm 2019, thành phố đã hỗ trợ 4,39 tỷ đồng thực thiện nâng cấp, hoàn thiện 12 sản phẩm OCOP; năm 2020, hỗ trợ 2 tỷ đồng cho 10 sản phẩm OCOP.
Để phát triển các
vùng có quy mô làm nông nghiệp lớn và lâu dài, Hội đồng nhân dân thành phố đã ban hành các Nghị quyết về phát triển nông nghiệp,
nông thôn như:
- Nghị quyết số
14/2017/NQ-HĐND ngày 20/7/2017 về việc thông qua quy hoạch khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2015, định hướng đến năm 2030, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 2288/QĐ-UBND ngày 01/9/2017 về phê duyệt Quy hoạch khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030. Tiếp tục phát triển khu, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; xúc tiến thương mại; phát triển sản xuất nông sản chủ lực an toàn, duy trì sản xuất tại 01 khu và 03 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã có (khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các xã: Tân Liên, Tam Đa, huyện Vĩnh Bảo; 03 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao, gồm: Vùng sản xuất hoa tại xã Đông Sơn, huyện Thủy Nguyên; trồng
cỏ, chăn nuôi bò Úc tại xã Dũng Tiến, huyện Vĩnh Bảo và sản xuất đậu tương rau
xuất khẩu tại các xã: Đồng Minh, Vinh Quang, Hưng Nhân, Thanh Lương, huyện Vĩnh
Bảo)

Đồng chí Nguyễn Ngọc Tuất, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời tại cuộc Đối thoại
Tiếp tục thu hút đầu
tư của các tổ chức, doanh nghiệp vào sản xuất nông nghiệp, nông thôn: thu hút 12 doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với tổng quy mô diện tích gần 500 ha, vốn đầu tư trên 3.100 tỷ đồng, gồm: Trại sản xuất tôm giống Xuân Đám (Cát Hải), Công ty Giống gia cầm Lượng Huệ (An Dương), Nhà máy Chế biến thủy sản xuất khẩu, sản xuất bột cá và hậu cần nghề cá (Đồ Sơn), Công ty VinEco (Vĩnh Bảo), Công ty TNHH Thuận Lợi (Kiến Thụy), Công ty TNHH DaBaCo (Thủy Nguyên), Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu súc sản gia cầm Hải Phòng (Vĩnh Bảo), Công ty Cổ phần Thành Trang (An Lão), Công ty Cổ phần Lavifood (Tiên Lãng), Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hiền Lê (An Dương, Vĩnh Bảo)… một số doanh nghiệp đã đi vào sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế
cao. Đã có 17 doanh nghiệp khảo sát, xin chủ trương đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, diện tích 2.186,6 ha, dự kiến kinh phí đầu tư
8.118,9 tỷ đồng.
- Nghị quyết số
19/2019/NQ-HĐND ngày 19/7/2019 quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất rau, quả trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến năm 2030: hỗ trợ thực hiện các mô hình trồng cây ăn quả tại sáu huyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Kiến Thụy, An Dương, An Lão, Thủy Nguyên với tổng kinh phí 4.727 triệu đồng.
- Nghị quyết số
15/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2022 của Hội đồng nhân dân thành phố về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, thủy sản, hàng hóa tập trung trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2022-2025.
Hiện Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã ban hành Kế hoạch số 88/KHUBND ngày
06/4/2022 về triển khai thực hiện Nghị quyết 15/2021/NQ-HĐNDngày 10/12/2022, gồm
02 chính sách: chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng hóa tập trung và chính sách hỗ trợ chứng nhận áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, hữu cơ, chăn nuôi an toàn dịch bệnh và truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp.
2. Đối với những đối tượng là thanh niên nông thôn thì thành phố sẽ có chính sách đền bù đất như thế nào để họ duy trì nghề nông của mình:
Đối với các Chính
sách đền bù đất, mọi công dân đều phải tuân theo Luật đất đai và các quy định của khác của pháp luật hiện hành. Thành phố tiếp tục
huy động các nguồn lực xã hội, thúc đẩy hoạt động đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn ngày càng hiện đại, đáp ứng yêu cầu của nền sản
xuất hàng hóa quy mô lớn nhằm thu hút được lực lượng lao động. Phối hợp với các
ngành, địa phương kiểm tra, rà soát việc giao đất, cho thuê đất trong phạm vi bảo
vệ đê điều, thủy lợi, bãi bồi ven sông, ven biển và rừng phòng hộ chắn sóng;
Tăng cường kiểm tra, đôn đốc xử lý vi phạm pháp luật đê điều và phòng chống lụt
bão; Bố trí nguồn kinh phí để tổ chức cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê,
hành lang thoát lũ, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi và chỉgiới xây dựng
công trình theo quy định tạo điều kiện khai thác, sử dụng đất bãi bồi ven sông,
ven biển đạt hiệu quả. 958 Đoàn viên Vũ Văn Quân (Phó Bí thư Chi đoàn 01 thôn Kỳ Sơn, xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy) - 31/05/2022 15:04 Trong những năm gần đây quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của thành phố đã diễn nhanh kéo theo hệ quả là đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Điều này đã gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của thành phố đặc biệt với những nghề nông nghiệp lâu năm. Ví dụ như ở Thủy Nguyên những năm gần đây đất ruộng đã bị thu hồi để xây các Khu Công nghiệp chính vì vậy tôi không thể thực hiện được ý tưởng làm nghề hàng trăm năm như ở Nhật Bản.
Để giải quyết vấn đề này thì thành phố sẽ có những chủ trương và chính sáchnhư thế nào để quy hoạch và phát triển các vùng có quy mô làm nông nghiệp lớnvà lâu dài. Và đối với những đối tượng là thanh niên nông thôn thì thành phố sẽcó chính sách đền bù đất như thế nào để họ duy trì nghề nông của mình ?
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Ngọc Tuất 1. Những chủ trương và chính sách quy hoạch và phát triển các vùng có quy
mô làm nông nghiệp lớn và lâu dài
Thực hiện Quyết định
số 490/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020, thành phố Hải
Phòng đã ban hành Kế hoạch số 192/KH-UBND ngày 17/8/2018 về việc triển khai thực
hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm thành phố Hải Phòng giai đoạn 2018 2020.
Kết quả triển khai: Năm 2019, thành phố đã thực thiện đánh giá, xếp hạng đối với
12 sản phẩm của 08 tổ chức, cá nhân, trong đó có 01 sản phẩm đạt 4 sao, 11 sản
phẩm đạt 3 sao; hỗ trợ 05 tổ chức, cá nhân nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm (hỗ trợ
đổi mới công nghệ, trang thiết bị sản xuất, bảo quản sản phẩm, đổi mới gắn tem
nhãn). Năm 2020, đã có 20 tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia Chương trình, tập
trung chủ yếu ở nhóm thực phẩm, đồ uống, lưu niệm, nội thất, trang trí.

Đoàn viên Vũ Văn Quân đặt câu hỏi tại cuộc Đối thoại
Thành phố Hải Phòng
đã ban hành Nghị quyết số 13/2017/NQ-HĐND ngày 20/07/2017 ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, thủy sản, kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập nông dân thành phố Hải Phòng, giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025; trong đó quy định cơ chế hỗ trợ xây dựng mỗi xã một sản phẩm. Năm 2019, thành phố đã hỗ trợ 4,39 tỷ đồng thực thiện nâng cấp, hoàn thiện 12 sản phẩm OCOP; năm 2020, hỗ trợ 2 tỷ đồng cho 10 sản phẩm OCOP.
Để phát triển các
vùng có quy mô làm nông nghiệp lớn và lâu dài, Hội đồng nhân dân thành phố đã ban hành các Nghị quyết về phát triển nông nghiệp,
nông thôn như:
- Nghị quyết số
14/2017/NQ-HĐND ngày 20/7/2017 về việc thông qua quy hoạch khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2015, định hướng đến năm 2030, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 2288/QĐ-UBND ngày 01/9/2017 về phê duyệt Quy hoạch khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030. Tiếp tục phát triển khu, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; xúc tiến thương mại; phát triển sản xuất nông sản chủ lực an toàn, duy trì sản xuất tại 01 khu và 03 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã có (khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các xã: Tân Liên, Tam Đa, huyện Vĩnh Bảo; 03 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao, gồm: Vùng sản xuất hoa tại xã Đông Sơn, huyện Thủy Nguyên; trồng
cỏ, chăn nuôi bò Úc tại xã Dũng Tiến, huyện Vĩnh Bảo và sản xuất đậu tương rau
xuất khẩu tại các xã: Đồng Minh, Vinh Quang, Hưng Nhân, Thanh Lương, huyện Vĩnh
Bảo)

Đồng chí Nguyễn Ngọc Tuất, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời tại cuộc Đối thoại
Tiếp tục thu hút đầu
tư của các tổ chức, doanh nghiệp vào sản xuất nông nghiệp, nông thôn: thu hút 12 doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với tổng quy mô diện tích gần 500 ha, vốn đầu tư trên 3.100 tỷ đồng, gồm: Trại sản xuất tôm giống Xuân Đám (Cát Hải), Công ty Giống gia cầm Lượng Huệ (An Dương), Nhà máy Chế biến thủy sản xuất khẩu, sản xuất bột cá và hậu cần nghề cá (Đồ Sơn), Công ty VinEco (Vĩnh Bảo), Công ty TNHH Thuận Lợi (Kiến Thụy), Công ty TNHH DaBaCo (Thủy Nguyên), Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu súc sản gia cầm Hải Phòng (Vĩnh Bảo), Công ty Cổ phần Thành Trang (An Lão), Công ty Cổ phần Lavifood (Tiên Lãng), Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hiền Lê (An Dương, Vĩnh Bảo)… một số doanh nghiệp đã đi vào sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế
cao. Đã có 17 doanh nghiệp khảo sát, xin chủ trương đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, diện tích 2.186,6 ha, dự kiến kinh phí đầu tư
8.118,9 tỷ đồng.
- Nghị quyết số
19/2019/NQ-HĐND ngày 19/7/2019 quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất rau, quả trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến năm 2030: hỗ trợ thực hiện các mô hình trồng cây ăn quả tại sáu huyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Kiến Thụy, An Dương, An Lão, Thủy Nguyên với tổng kinh phí 4.727 triệu đồng.
- Nghị quyết số
15/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2022 của Hội đồng nhân dân thành phố về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, thủy sản, hàng hóa tập trung trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2022-2025.
Hiện Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã ban hành Kế hoạch số 88/KHUBND ngày
06/4/2022 về triển khai thực hiện Nghị quyết 15/2021/NQ-HĐNDngày 10/12/2022, gồm
02 chính sách: chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng hóa tập trung và chính sách hỗ trợ chứng nhận áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, hữu cơ, chăn nuôi an toàn dịch bệnh và truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp.
2. Đối với những đối tượng là thanh niên nông thôn thì thành phố sẽ có chính sách đền bù đất như thế nào để họ duy trì nghề nông của mình:
Đối với các Chính
sách đền bù đất, mọi công dân đều phải tuân theo Luật đất đai và các quy định của khác của pháp luật hiện hành. Thành phố tiếp tục
huy động các nguồn lực xã hội, thúc đẩy hoạt động đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn ngày càng hiện đại, đáp ứng yêu cầu của nền sản
xuất hàng hóa quy mô lớn nhằm thu hút được lực lượng lao động. Phối hợp với các
ngành, địa phương kiểm tra, rà soát việc giao đất, cho thuê đất trong phạm vi bảo
vệ đê điều, thủy lợi, bãi bồi ven sông, ven biển và rừng phòng hộ chắn sóng;
Tăng cường kiểm tra, đôn đốc xử lý vi phạm pháp luật đê điều và phòng chống lụt
bão; Bố trí nguồn kinh phí để tổ chức cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê,
hành lang thoát lũ, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi và chỉgiới xây dựng
công trình theo quy định tạo điều kiện khai thác, sử dụng đất bãi bồi ven sông,
ven biển đạt hiệu quả. 958 Quận đoàn Kiến An () - 31/05/2022 15:10 Hiện nay nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố khá lớn, tuy nhiên việc triển khai việc kết nối thông tin về tuyển dụng, giới thiệu việc làm tới người lao động chưa được thực hiện hiệu quả, lực lượng thanh niên có nhu cầu thực sự khi tham gia thường không tìm được công việc phù hợp hoặc không đáp ứng đủ tiêu chí của nhà tuyển dụng. Vậy thành phố có giải pháp gì trong vấn đề này? Phó Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng Phạm Minh Đức Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đã phối hợp với Hội đồng
nhân dân; Trường Trung cấp Khu kinh tế - đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Quản
lý; Trung tâm Giới thiệu việc làm Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về công
tác tuyển dụng và đã giải quyết việc làm cho người lao động.

Bí thư Quận đoàn Kiến An đặt câu hỏi tại cuộc Đối thoại
Các doanh nghiệp đã có nhiều giải pháp tuyển dụng lao động
trong thành phố cũng như các tỉnh bạn với nhiều hình thức: Đăng trên các phương
tiện thông tin đại chúng, qua các trang tuyển dụng lao động trên toàn quốc, qua
zalo nhóm, qua thông tin nội bộ, căng pano áp phích tại cổng Công ty, tự giới
thiệu truyền tai…

Đồng chí Phạm Minh Đức, Phó Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng trả lời tại cuộc Đối thoại
Căn
cứ nội dung câu hỏi của Quận đoàn Kiến An tại Mục VIII, Ban Quản lý Khu kinh tế
Hải Phòng có ý kiến như sau:
1. Quận đoàn Kiến An và các quận, huyện Đoàn tổng
hợp danh sách người lao động có nhu cầu việc làm với các thông tin: lứa tuổi,
trình độ, nhu cầu…để phòng Quản lý lao động, Đoàn TNCS HCM Khu kinh tế giải quyết,
tháo gỡ khó khăn về việc làm và giúp đỡ, giới thiệu cho người lao động tiếp cận
với doanh nghiệp.
2.
Người lao động nên chủ động trực tiếp đến các doanh nghiệp xem thông tin tuyển
dụng tại cổng các KCN, cổng các doanh nghiệp.
3. Các quận, huyện Đoàn
và Quận đoàn Kiến An kết phối hợp cùng Đoàn TNCS HCM Khu kinh tế giới thiệu cho
thanh niên biết hướng dẫn họ cập nhật vào trang website:www.hezaworks.vn. Trang
này hoạt động như một chuyên trang thường trực, đầy đủ các dữ liệu về nhu cầu
việc làm của các doanh nghiệp trong khu kinh tế. 959 Huyện đoàn Kiến Thụy () - 31/05/2022 15:16 Các mô hình về sản xuất nông nghiệp do thanh niên quản lý (trồng Chanh ăn quả, rau sạch, nuôi ốc bươu….), bước đầu đã cho được kết quả khả quan về giá trị kinh tế, khi sản xuất với quy mô nhỏ thì vẫn đảm bảo bao tiêu sản phẩm. Tuy nhiên khi đầu tư mở rộng thì khâu đầu ra sản phẩm lại gặp khó khăn. Vậy Thành phố có cơ chế chính sách gì để đảm bảo hỗ trợ giúp đỡ Thanh niên về phần bao tiêu sản phẩm đầu ra cho thanh niên khởi nghiệp nông thôn? Phó Giám đốc Sở Công thương Lê Minh Sơn Hiện nay, xu hướng chung của thị trường trong nước và quốc tế
đòi hỏi sảnphẩm phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, nhãn hiệu hàng hóa được bảo
hộ từ cáccơ quan chức năng của Nhà nước. Chính vì vậy, để nâng cao giá trị sản
phẩm sảnxuất - xuất khẩu nông sản trong xu thế hội nhập như hiện nay, cần phải
có sự liênkết, chung tay thực hiện từ phía cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh
nghiệp vàcả người dân.

Huyện đoàn Kiến Thụy đặt câu hỏi tại cuộc Đối thoại
Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số
18/2022/QĐ-UBND ngày 14/4/2022 về
việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến
thương mại thành phố Hải Phòng, áp dụng hỗ trợ đối với các thành phần kinh tế
trên địa bàn thành phố, trong đó có các thanh niên khởi nghiệp nông thôn, nhằm
tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển ngoại thương, thị trường
trong nước; nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động xúc tiến thương
mại cũng như năng lực sản xuất kinh doanh; tăng cường việc hỗ trợ xây dựng,
quảng bá thương hiệu sản phẩm của các doanh nghiệp Hải Phòng khẳng định vị
thế, uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.
Quy chế quy định nội dung và mức hỗ trợ hoạt động xúc tiến
thương mại phát triển ngoại
thương và trong nước. Đối với việc phát triển thị trường trong nước, Quy chế quy định
các nội dung như: chi hỗ trợ điều tra, khảo sát, nghiên cứu thị trường trong
nước; chi hỗ trợ đào tạo, tập huấn ngắn hạn về kỹ năng kinh doanh, tổ chức mạng
lưới bán lẻ, đào tạo kỹ năng phát triển thị trường trong nước cho các đơn vị chủ
trì; chi hỗ trợ tổ chức các hội chợ, triển lãm hàng tiêu dùng tổng hợp, giới thiệu
các sản phẩm của doanh nghiệp Hải Phòng đến người tiêu dùng trên địa bàn
thành phố; chi tổ chức các hoạt động bán hàng;…

Đồng chí Lê Minh Sơn, Phó Giám đốc Sở Công thương trả lời tại cuộc Đối thoại
Trong thời gian tới, Thành phố tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành
đa dạng hóa, nâng cao chất lượng
thông tin xúc tiến thương mại, trong đó: Chú trọng kết nối tiêu thụ các loại
nông sản, sản phẩm làng nghề, Mỗi năm lựa chọn tham gia kết nối giao thương tại
các tỉnh khác nhau để doanh nghiệp có cơ hội giới thiệu, quảng bá sản phẩm và
tìm kiếm đối tác, nhà phân phối, đại lý trên toàn quốc.
Tuy nhiên, về phía thanh niên khởi nghiệp nông thôn, phải xây
dựng chất lượng sản phẩm nông sản
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn quy định hiện hành (có bản
cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủysản đảm bảo an toàn, chứng
nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo ATTP,VietGAP…); phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn để được hỗtrợ đào tạo, tập huấn; thường xuyên cung cấp
thông tin như: tên cơ sở sản xuất,mùa vụ, sản lượng, chất lượng, khung giá bán,
bảng phân loại sản phẩm… Đốivới những sản phẩm nông sản chế biến cần có quy
trình thu hoạch, sơ chế, đónggói nhằm bảo đảm cho sản phẩm lưu thông đến tay
người tiêu dùng có chất lượngtốt nhất, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. 960 Huyện đoàn Thủy Nguyên () - 31/05/2022 15:21 Hàng năm, Thành đoàn tổ chức các chương trình, cuộc thi dành cho thanh niên khởi nghiệp, tiểu biêu như: Cuộc thi Uơm mầm khởi nghiệp; Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP và đã biểu dương nhiều mô hình khởi nghiệp sáng tạo cũng như tấm gương thanh niên khởi nghiệp tiêu biểu. Chính vì vậy tôi mong muốn Thành phố sẽ tổ chức hình thức lễ biểu dương, tôn vinh tấm gương thanh niên, mô hình thanh niên khởi nghiệp thành công từ đó lan tỏa, cổ vũ tinh thần thanh niên khởi nghiệp phát triển kinh tế thành phố. Phó Giám đốc Sở Nội vụ Trần Quang Trung 1.
Theo Điều 4 Thông tư 12/2019/TT-BNV ngày 04/11/2019 của Bộ
Nội vụ, khi sơ kết phong trào thi đua 03 năm, 05 năm trở lên đề nghị Ủy ban
nhân dân thành phố khen thưởng theo thẩm quyền.
Theo
Khoản 4 Điều 6 Quyết định số 20/2019/QĐ-UBND ngày 19/6/2019 của Ủy ban nhân dân
thành phố “Thi đua theo đợt (chuyên đề) tổ chức trong phạm vi Sở, ban, ngành,
đoàn thể thành phố, các quận, huyện, các cơ quan, đơn vị khi tiến hành sơ, tổng
kết, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện việc khen thưởng theo thẩm quyền”.
Đề
nghị Thành đoàn Hải Phòng khi triển khai sơ kết, tổng kết các phong trào thi
đua; xem xét biểu dương, khen thưởng theo thẩm quyền và đề nghị thành phố khen
thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc.

Đồng chí Trần Quang Trung, Phó Giám đốc Sở Nội vụ trả lời tai cuộc Đối thoại
2.
Theo Điều 21 Quyết định số 20/2019/QĐ-UBND ngày 19/6/2019
của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy định về công tác thi đua, khen thưởng
tại thành phố Hải Phòng và số 21/2022/QĐ-UBND ngày 26/4/2022 của Ủy ban nhân
dân thành phố sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về công tác thi đua,
khen thưởng tại thành phố Hải Phòng ban hành kèm theo Quyết định số
20/2019/QĐ-UBND ngày 19/6/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố: Hàng năm Chủ tịch
Ủy ban nhân dân thành phố xét tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân lập được
nhiều thành tích xuất sắc trong công tác đảm bảo điều kiện theo quy định.
Hiện
nay, Thành phố đã có nhiều hình thức biểu dương, khen thưởng, tôn vinh như:
khen thưởng cho các cá nhân là lao động giỏi, lao động sáng tạo, các cá nhân có
sáng kiến kinh nghiệm, những công trình khoa học mang lại hiệu quả thiết thực
trên các lĩnh vực của đời sống xã hội… đặc biệt, hàng năm thành phố tổ chức xét
tặng danh hiệu “Gương mặt tiêu biểu thành phố”; Cuộc thi Sáng tạo kỹ thuật
thành phố (do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật – Cơ quan Thường trực), Cuộc
thi Sáng tạo trong công nhân viên chức lao động (do Liên đoàn Lao động thành phố
- Cơ quan thường trực), Cuộc thi Sáng tạo kỹ thuật nhà nông (do Hội Nông dân
thành phố - Cơ quan thường trực) được tổ chức 02 năm/ 1 lần. Đề nghị Thành đoàn
Hải Phòng quan tâm giới thiệu cá nhân thực sự tiêu biểu xuất sắc nhất để tham
gia các cuộc thi của thành phố.
Có thể khẳng định, thông qua các hoạt động, các phong trào của
Thanh niên thành phố đã thể hiện vai trò
tích cực của tổ chức đoàn trong việc vận động, tập hợp, giáo dục đoàn viên,
thanh niên nhằm xây dựng tổ chức Đoàn ngày càng vững mạnh; Qua đó, đã cổ vũ
đoàn viên, thanh niên phát huy sáng kiến, tích cực nghiên cứu khoa học, tăng
năng suất lao động với nhiều mô hình, cách làm mới, hiệu quả để tiếp tục hội nhập
kinh tế quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của thành phố, đất nước. Với niềm tin
tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, Thanh niên sẽ là lực lượng đi đầu
trong việc thực hiện khát vọng phát triển thành phố sẽ phát triển nhanh, đột
phá, nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh, hoàn thành mục tiêu cơ bản trở
thành đô thị loại 1 vào năm 2025. 961 05-31-2022 15:21:06.780 |