Một bạn đọc () - 30/08/2019 09:21 Có thể nói dịch vụ công trực tuyến là một nội dung quan trọng trong tiến trình CCHC, việc triển khai dịch vụ công trực tuyến sẽ giúp giảm thời gian và công sức của người dân khi tham gia thủ tục hành chính, nhờ vậy làm tăng hiệu suất và hiệu quả của các cơ quan cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, hiện nay còn một bộ phận không nhỏ người dân còn rất mơ hồ và chưa hiểu rõ về vấn đề này, xin ông giải thích thêm? Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Vũ Đại Thắng Trước đây, người dân khi muốn
thực hiện TTHC, thường phải chuẩn bị hồ sơ, các loại giấy tờ liên quan và đến nộp
tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC, tốn thời gian, công sức
đi lại. Nhưng hiện nay, với chủ trương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục
vụ người dân và doanh nghiệp gắn với cải cách hành chính, người dân và doanh
nghiệp có thể thực hiện TTHC qua môi trường mạng, còn gọi là dịch vụ công trực
tuyến, đảm bảo các giao dịch giữa cơ quan nhà nước với người dân và doanh nghiệp
được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện, hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí
thực hiện.
Ngày 13/06/2011 Chính phủ ban
hành Nghị định 43/2011/NĐ-CP quy định về về cung cấp thông tin và dịch vụ công
trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan
nhà nước; ngày 15/11/2017 Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư số
32/2017/TT-BTTTT quy định việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến và bảo đảm khả
năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện
tử.
Theo đó, Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành
chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức,
cá nhân trên môi trường mạng. Dịch vụ hành chính công trực tuyến có 4 mức độ.
Mức độ 1: là dịch vụ bảo đảm cung cấp đầy đủ các
thông tin về thủ tục hành chính và các văn bản có liên quan quy định về thủ tục
hành chính đó.
Mức độ 2: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và
cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ
theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện
đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Hồ sơ in từ biểu mẫu điện tử (không
tương tác) sau khi khai báo theo quy định được chấp nhận như đối với hồ sơ khai
báo trên các biểu mẫu giấy thông thường.
Mức độ 3: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và
cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ
chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch
vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận
kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
Mức độ 4: là dịch vụ
công trực tuyến mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được
thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả cho người sử dụng có thể được thực hiện
trực tuyến, qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp đến người sử dụng. Cung cấp chức
năng thanh toán trực tuyến để người sử dụng thực hiện được ngay việc thanh toán
phí, lệ phí (nếu có) qua môi trường mạng. Kết quả dưới dạng điện tử của dịch vụ
công trực tuyến có giá trị pháp lý như đối với kết quả truyền thống theo quy định
về kết quả điện tử của cơ quan chuyên ngành.
860 Một bạn đọc () - 30/08/2019 09:23 Ông có thể cho biết thêm trong thời gian qua việc triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn thành phố đã đạt được những kết quả nổi bật gì? Một số những tồn tại hạn chế trong quá trình thực hiện? Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Vũ Đại Thắng Nhận thấy việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến
nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp trong xu thế hiện nay là rất
cần thiết, Năm 2017, Sở TT&TT đã mưu cho UBND thành phố Hải Phòng triển
khai Hệ thống một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến tập trung từ thành phố
đến xã, phường. Hệ thống chính thức được vận hành vào tháng 4/2018. Việc cung cấp
dịch vụ công trực tuyến của thành phố đến người dân, doanh nghiệp được thực hiện
tại một địa chỉ duy nhất http://dichvucong.haiphong.gov.vn.
Điểm nổi bật
của Hệ thống là công khai minh bạch từng hồ sơ, từng ngày, từng đơn vị tham gia
xử lý hồ sơ TTHC của người dân, doanh nghiệp, kết nối với Cổng thông tin điện tử
Chính phủ để công khai tiến độ thực hiện giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính
(TTHC) của công dân “đã tiếp nhận, đã giải quyết, đúng hạn”. Quy trình theo dõi
việc giải quyết hồ sơ TTHC được thực hiện thông suốt từ khâu hướng dẫn, tiếp nhận,
thẩm định, phê duyệt, đến trả kết quả hồ sơ vừa mang lại tiện ích cho công dân,
doanh nghiệp, vừa bảo đảm tính công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan
Nhà nước.
Khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến, người dân được
thụ hưởng dịch vụ thuận lợi, tiết kiệm chi phí cũng như thời gian đăng ký, làm
các TTHC, đặc biệt là tránh được nạn nhũng nhiễu, quan liêu, gây phiền hà từ những
cán bộ công chức ở cơ quan hành chính nhà nước. Người dân, doanh nghiệp, các tổ
chức có thể thực hiện TTHC 24/24 giờ trong ngày, tại bất cứ nơi đâu có kết nối
Internet, việc tra cứu kết quả giải quyết được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng
trên môi trường mạng.
Đến nay, các cơ quan nhà nước trên địa bàn thành
phố đã cung cấp tổng cộng 550 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, chiếm
tỷ lệ khoảng 33% tổng số thủ tục hành chính của thành phố. Một số ngành, địa
phương có tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến cao như Sở Khoa học và Công
nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và đầu tư, Quận Hồng Bàng, quận
Ngô Quyền.
Bên cạnh đó, việc triển
khai dịch vụ công trực tuyến còn tồn tại một số hạn chế như: tỷ lệ hồ sơ thủ tục
hành chính xử lý trực tuyến còn thấp chưa đạt yêu cầu; hiện các cơ sở dữ liệu
quốc gia còn đang trong quá trình hoàn thiện chưa tích hợp với hệ thống một cửa
điện tử; còn thiếu các quy định pháp lý của hồ sơ điện tử để thực hiện dịch vụ
công trực tuyến được thuận lợi như xác thực danh tính, giao dịch có phí dịch vụ,
bảo mật thông tin...
861 Một bạn đọc () - 30/08/2019 09:28 Trong bối cảnh Chính phủ đang đẩy mạnh triển khai Chính phủ điện tử và cải cách hành chính, thành phố Hải Phòng đặt ra chỉ tiêu như thế nào giải quyết hồ sơ trực tuyến trong giai đoạn tới? Chánh Văn phòng UBND thành phố, Trưởng BBT Cổng TTĐT thành phố Nguyễn Kim Pha Cảm ơn câu hỏi của bạn! Tôi xin trả lời câu hỏi
như sau:
* Về chỉ tiêu về giải quyết hồ sơ trực tuyến, tại Kế hoạch số 103/KH-UBND
ngày 29/3/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP về
một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn
2019-2020, định hướng đến 2025 đã xác định cụ thể như sau:
Giai đoạn 2019 – 2020:
- Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số
hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của từng sở, ngành, địa phương đạt từ 20%
trở lên; tích hợp 30% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của các sở,
ngành, địa phương với Cổng Dịch vụ công quốc gia.
- Tối thiểu 30% dịch vụ công trực tuyến thực hiện
ở mức độ 4; 20% dịch vụ công trực tuyến sử dụng chữ ký số trên nền tảng di động
để thực hiện thủ tục hành chính; 50% dịch vụ công trực tuyến xử lý bằng hồ sơ
điện tử; 20% thông tin của người dân được tự động nhập vào biểu mẫu trực tuyến;
50% dịch vụ công trực tuyến sử dụng dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về Đăng
ký doanh nghiệp.
Giai đoạn 2021 - 2025:
- 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 phổ biến,
liên quan tới nhiều người dân, doanh nghiệp được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công
quốc gia; 100% giao dịch trên Hệ thống Một cửa điện tử và Dịch vụ công trực tuyến
thành phố được xác thực điện tử.
- Tỷ lệ hồ sơ giải quyết
theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 50% trở lên;
80% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến
mức độ 3, 4; tích hợp 50% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của các sở,
ngành, địa phương với Cổng Dịch vụ công quốc gia.
863 Một bạn đọc () - 30/08/2019 09:29 Để hoàn thành những chỉ tiêu có thể nói là rất cao như ông vừa nêu, trách nhiệm của các sở, ngành, quận, huyện như thế nào, thưa ông? Chánh Văn phòng UBND thành phố, Trưởng BBT Cổng TTĐT thành phố Nguyễn Kim Pha Để hoàn thành các chỉ tiêu trên đã nêu, cần xác định quan
điểm: triển khai đưa dịch vụ công trực tuyến đến gần hơn với người dân và doanh
nghiệp không phải là nhiệm vụ của riêng ngành thông tin và truyền thông, mà phải
là sự chung tay vào cuộc của tất cả các cấp, ngành thành phố.
UBND thành phố đã giao nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành, Ủy
ban nhân dân quận, huyện cụ thể như sau:
- Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ngành, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các quận, huyện trực tiếp chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch
Ủy ban nhân dân thành phố về việc thực hiện các chỉ tiêu về dịch vụ công trực
tuyến theo Nghị quyết số 17/NQ-CP.
- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì tham mưu Ủy
ban nhân dân thành phố triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các chỉ
tiêu về dịch vụ công trực tuyến.
- Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố chủ trì, phối
hợp với Sở Thông tin và Truyền thông đôn đốc, theo dõi, kiểm tra và tổng hợp,
báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP, trong đó có các chỉ tiêu về
dịch vụ công trực tuyến.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Hải Phòng
chỉ đạo các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán trên địa
bàn thành phố tích cực triển khai cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt,
bảo đảm kết nối với Cổng Dịch vụ công quốc gia và Hệ thống Một cửa điện tử và Dịch
vụ công trực tuyến thành phố để tổ chức, cá nhân có thể thanh toán phí, lệ phí
trực tuyến.
- Bưu điện thành phố phối hợp chặt chẽ với các sở,
ban, ngành, địa phương trong việc hỗ trợ, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp sử
dụng dịch vụ công trực tuyến bảo đảm gia tăng số lượng hồ sơ giải quyết trên
môi trường mạng.
- Đài Phát thanh và Truyền
hình Hải Phòng; Báo Hải Phòng; Báo An ninh Hải Phòng; Cổng Thông tin điện tử
thành phố chủ động phối hợp các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức phổ biến,
tuyên truyền Nghị quyết số 17/NQ-CP, việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến
trong các ngành, các cấp và Nhân dân.
864 Một bạn đọc () - 30/08/2019 09:32 Thưa ông, việc đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến đang được coi là bước chuyển biến mới góp phần đẩy mạnh CCHC, rà soát, đơn giản hoá các thủ tục hướng tới sự hài lòng của người dân và các tổ chức, doanh nghiệp. Thời gian tới thành phố có những giải pháp gì để tạo sự chuyển biến trên toàn hệ thống? Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Vũ Đại Thắng Để nâng cao chất lượng, hướng tới sự hài lòng của
người dân và doanh nghiệp khi sử dụng các dịch vụ công trực tuyến thành phố, thời
gian tới thành phố tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể:
Tiếp tục triển khai và hoàn thành danh mục dịch vụ
công trực tuyến mức độ 3, 4 theo Quyết định
877/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong năm 2019.
Triển khai vận hành Nền tảng chính quyền điện tử
thành phố (LGSP) tích hợp dịch vụ kết nối ngân hàng để thực hiện thanh toán
phí, lệ phí trên Cổng dịch vụ công trực tuyến thành phố; kết nối mạng thông tin
của Tổng công ty bưu điện Việt Nam (VNPost) để thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả
kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích; triển
khai tích hợp Zalo hỗ trợ người dân sử dụng các thiết bị di động để nộp hồ sơ,
tra cứu kết quả giải quyết thủ tục hành chính được thuận tiện. Kết nối với các
cơ sở dữ liệu quốc gia, cổng dịch vụ công quốc gia.
Tiếp tục đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, bảo đảm
đủ trang thiết bị cho công tác vận hành, khai thác hệ thống, chú trọng công tác
tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ,
công chức, viên chức.
Thành phố đang triển khai đề án xây dựng Trung
tâm phục vụ hành chính công, đây sẽ là bước đổi mới mạnh mẽ trong giải quyết thủ
tục hành chính, công khai, minh bạch.
Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các tổ
chức, doanh nghiệp và người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, nâng cao tỷ lệ
hồ sơ trực tuyến thành phố (theo tiêu chí chấm điểm cải cách hành chính).
Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết thủ
tục hành chính, khắc phục tình trạng thiếu công khai, minh bạch thông tin về thủ
tục hành chính. Nghiêm túc xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về
quy định thủ tục hành chính; khắc phục tình trạng quá hạn trong giải quyết thủ
tục hành chính; thực hiện nghiêm việc xin lỗi cá nhân, tổ chức khi xảy ra tình
trạng chậm, muộn trong giải quyết thủ tục hành chính.
- Đối với người dân,
doanh nghiệp cũng cần nâng cao nhận thức, tin tưởng và hiểu rõ lợi ích lớn của
dịch vụ công mang lại. Mạnh dạn sử dụng các dịch vụ công do cơ quan, đơn vị
cung cấp để tạo thói quen, tiết kiệm thời gian, công sức đi lại và đảm bảo thuận
tiện.
862 Một bạn đọc () - 30/08/2019 09:36 Với trách nhiệm của mình, để người dân hiểu và chủ động tiếp cận với dịch vụ công trực tuyến, xin ông cho biết Sở Thông tin và Truyền thông đã thực hiện tuyên truyền về việc triển khai dịch vụ công trực tuyến như thế nào? Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Vũ Đại Thắng Cảm ơn câu hỏi của bạn! Tôi xin trả lời
câu hỏi như sau:
Sở Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo, hướng dẫn
các cơ quan thông tấn báo chí, Cổng thông tin điện tử, hệ thống thông tin cơ sở
đẩy mạnh tuyên truyền về cải cách hành chính và DVCTT. Trong đó một số kết quả
nổi bật là:
Năm 2018, điểm nhấn trong công tác tuyên truyền cải
cách hành chính và dịch vụ công trực tuyến là cuộc thi tuyên truyền về cải cách
hành chính nhà nước thành phố Hải Phòng trên báo chí nhằm khuyến khích, động
viên phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên của các cơ quan thông tấn báo chí
trên địa bàn thành phố tích cực tham gia vào công tác tuyên truyền cải cách
hành chính nhà nước thành phố. Tiếp nối thành công, năm 2019, Sở Thông tin và
Truyền thông tổ chức cuộc thi tuyên truyền cải cách hành chính nhà nước thành
phố năm 2019 trên hệ thống Đài truyền thanh quận, huyện.
Bên cạnh đó, Sở Thông tin và Truyền thông còn phối
hợp với Phòng Văn hóa - thông tin và Đài truyền thanh cấp quận, huyện, Viễn
thông Hải Phòng, Bưu điện thành phố thông tin, tuyên truyền về DVCTT; xây dựng
tài liệu hướng dẫn các bước nộp hồ sơ trực tuyến, phát hành hơn 100.000 tờ gấp
cung cấp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính các
sở, ngành, quận, huyện, xã, phường. Tổ chức các lớp tập huấn sử dụng Hệ thống một
cửa điện tử và DVCTT cho cán bộ phụ trách CNTT cấp huyện, lãnh đạo và cán bộ một
cửa tại các sở, ngành, ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường trên toàn địa
bàn thành phố.
Từ đầu năm 2019 đến nay, đã có hơn 1200 tin, bài,
phóng sự tuyên truyền cải cách hành chính, trong đó các cơ quan báo chí thành
phố như Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng (Chuyên mục: Cải cách hành
chính, Dịch vụ công trực tuyến, Khoa học và Công nghệ…), Báo Hải Phòng (“Huyện
Kiến Thụy- Hướng tới dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4”, “Tạo thông thoáng
cho các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất”, “Quận Lê
Chân - Khánh thành bộ phận tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục hành chính”,
“Thực hiện thủ tục hành chính trên hệ thống một cửa điện tử và dịch vụ công trực
tuyến thành phố - Thời gian ngắn, hiệu quả cao”, “Tại một số bộ phận giải quyết
thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”- Bố trí cán bộ trực chưa đúng quy định”,
…), Báo An ninh Hải Phòng (Hệ thống Một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến
Góp phần quan trọng trong cải cách hành chính, Đẩy mạnh cải cách TTHC, hướng tới
sự hài lòng của người dân, Chi cục Chăn nuôi & Thú y: Giải quyết đúng hạn
11.009 hồ sơ thủ tục hành chính, Thực hiện Nghị quyết Đại hội 15 Đảng bộ thành
phố: Cải cách hành chính, đòn bẩy để phát triển kinh tế - xã hội, …), giữ vai
trò chủ lực trong công tác thông tin tuyên truyền.
Trong thời gian tới, Sở
Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan thông tin đại
chúng đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về DVCTT đến nhân dân, doanh nghiệp; thực
hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến. Phối hợp với
Thành đoàn Hải Phòng tuyên truyền trong đoàn viên, thanh niên về lợi ích khi
tham gia dịch vụ công trực tuyến; đoàn viên thanh niên thành phố sẽ là lực lượng
tham gia tích cực sử dụng dịch vụ công trực tuyến, hướng dẫn, tuyên truyền cho
gia đình, người thân và nhân dân tham gia sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
865 Bạn đọc () - 30/08/2019 09:40 Được biết chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2018 của thành phố giảm 7 bậc so với năm 2017. Xin ông cho biết, để góp phần nâng cao chỉ số này, UBND thành phố có kế hoạch như thế nào, đối với nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công trực tuyến? Chánh Văn phòng UBND thành phố, Trưởng BBT Cổng TTĐT thành phố Nguyễn Kim Pha Theo kết quả điều tra Chỉ số năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh (PCI) năm 2018 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và
Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), thành phố Hải Phòng đứng vị trí thứ
16/63 tỉnh, thành phố, đứng vị trí thứ 5/11 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông
Hồng, đạt 64,48 điểm, giảm 0,67 điểm và giảm 07 bậc so với năm 2017.
Để khắc phục và tiếp tục tạo những chuyển biến
tích cực về môi trường đầu tư kinh doanh và xếp hạng của chỉ số PCI, Ủy ban
nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch số 191/KH-UBND ngày 22/7/2019 về nâng cao
chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2019 – 2020 của thành phố Hải Phòng;
trong đó có có nhiệm vụ về cung cấp dịch vụ công trực tuyến:
- Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tuyên truyền, vận động,
hướng dẫn, đề nghị doanh nghiệp thực hiện đăng ký kinh doanh trực tuyến. Năm
2019, tỷ lệ thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp trực tuyến đạt trên 80% số hồ
sơ; phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ này đạt 85% số hồ sơ.
- Giao các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận,
huyện đến hết năm 2019 tiếp tục tăng tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến lên
cấp độ 3, thực hiện cung cấp ít nhất 30% số dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm
quyền ở cấp độ 4.
- Giao Sở Thông tin và
Truyền thông định kỳ hàng tháng báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố số liệu về
tình hình, tiến độ giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trên Hệ thống Một cửa điện
tử và Dịch vụ công trực tuyến thành phố.
870 Bạn đọc () - 30/08/2019 09:42 Được biết, một trong các giải pháp căn cơ để triển khai hiệu quả dịch vụ công trực tuyến thành phố là đảm bảo tính sẵn sàng, khả năng kết nối, chia sẻ thông tin dữ liệu với các hệ thống thông tin, các nền tảng chính quyền điện tử của Trung ương, các bộ ngành, các địa phương. Xin ông cho biết, thành phố Hải Phòng đã chủ động triển khai các giải pháp gì? Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Vũ Đại Thắng Trong thời gian qua, thành phố đã triển khai nhiều
giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến, một số giải pháp cụ
thể là:
- Triển khai nền tảng chính quyền điện tử, đăng
ký nhu cầu được chia sẻ dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương.
- Xây dựng Kế hoạch sẵn sàng hạ tầng để thực hiện
kết nối, khai thác các CSDL quốc gia về Dân cư, Doanh nghiệp phục vụ xác thực
thông tin người dân, doanh nghiệp trong việc giải quyết thủ tục hành chính; chuẩn
bị đủ điều kiện để kết nối khai thác CSDL quốc gia về Thủ tục hành chính phục vụ
xây dựng quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính khi Chính phủ triển
khai;
- Đang thực hiện phối hợp Bộ Thông tin và Truyền
thông, Bộ Tư pháp triển khai kết nối cơ sở dữ về hộ tịch để hỗ trợ xác thực
thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính; Liên thông với Hệ thống thanh
toán điện tử NAPAS để triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; Công khai tiến
độ giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trên Cổng TTĐT Chính phủ, Cổng Dịch vụ
công quốc gia.
- Đang phối hợp Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam kết
nối chính thức Cổng dịch vụ công trực tuyến của thành phố với Hệ thống thông
tin của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) thông qua Trục kết nối liên
thông quốc gia (NGSP) để thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết
thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích.
Khi các giải pháp này được thực hiện thành công
chắc chắn việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính thông qua dịch vụ
công trực tuyến sẽ nhanh chóng, thuận hiện hơn rất nhiều so với hiện nay; người
dân, doanh nghiệp sẽ dễ dàng thực hiện thông qua thiết bị di động thông minh.
866 Phương Linh () - 30/08/2019 09:44 Tôi muốn thực hiện TTHC bằng hình thức trực tuyến nhưng tôi không có tài khoản trên hệ thống Dịch vụ công của thành phố? Xin cho hỏi tôi có thể nộp trực tuyến được không? Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Vũ Đại Thắng Trân trọng cảm ơn câu hỏi của bạn. Đây là nội
dung được nhiều người dân và doanh nghiệp quan tâm. Tôi xin thông tin thêm để mọi
người được biết:
Đây là nội dung được nhiều người dân và doanh
nghiệp quan tâm. Tôi xin thông tin thêm để mọi người được biết:
Hiện nay trên Hệ thống một cửa điện tử và dịch vụ
công trực tuyến thành phố tại địa chỉ http://dichvucong.haiphong.gov.vn cho phép người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến bằng cả
2 hình thức: đăng nhập tài khoản và không cần đăng nhập tài khoản.
Trường hợp thường xuyên thực hiện dịch vụ công trực
tuyến, chúng tôi khuyến nghị người dân nên tạo tài khoản bao gồm các thông tin
như họ và tên, số CMT, điện thoại, địa chỉ email… để hệ thống lưu lại để trao đổi,
giao dịch. Khi đã tạo tài khoản thành công, trong lần thực hiện các giao dịch
tiếp theo, người dân không phải khai báo lại các thông tin trên. Kết quả xử lý
hồ sơ được gửi về hộp thư điện tử hoặc qua Zalo của người dùng để kịp thời biết
được tình trạng xử lý hồ sơ. Đồng thời, có thể quản lý hồ sơ, điều chỉnh, bổ
sung thông tin hồ sơ khi có yêu cầu.
Trong trường hợp ít sử dụng dịch vụ công trực
tuyến, người dùng có thể nộp hồ sơ trực tuyến không cần tạo tài khoản. Tuy
nhiên, thông tin của người dân chỉ sử dụng với dịch vụ công đã lựa chọn sử dụng,
lần sau khi tham gia dịch vụ phải khai báo lại. Kết quả xử lý hồ sơ được gửi về
hộp thư điện tử hoặc qua Zalo của người dân để kịp thời nắm được tình trạng xử
lý hồ sơ của cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, khi có yêu cầu sửa đổi, điều chỉnh, bổ
sung hồ sơ, người dùng phải tạo một hồ sơ mới.
867 Vũ Tuyết Anh () - 30/08/2019 11:12 Tôi muốn hỏi thời gian từ khi công dân truyền hồ sơ điện tử lên hệ thống dịch vụ công thành phố Hải Phòng đến khi được cơ quan có thẩm quyền xử lý tiếp nhận hồ sơ là bao lâu? Theo như tôi được biết thì thời gian từ khi công dân, tổ chức truyền thành công hồ sơ lên cổng thông tin điện tử thì cơ quan có chức năng xử lý phải tiếp nhận hồ sơ ngay trong ngày làm việc hoặc nếu hồ sơ truyền sau 15 giờ thì có thể tiếp nhận vào đầu giờ làm việc của ngày làm việc sau. Thời gian từ khi cá nhân, tổ chức truyền thành công hồ sơ lên cổng thông tin điện tử đến khi nhận được kết quả trả lời của cơ quan có thẩm quyền là 01 ngày làm việc (Trong thời hạn 01 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra xác nhận người nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của người nhập khẩu. Người nhập khẩu nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan kiểm tra cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa). Nhưng trên thực tế thì rất nhiều lần hồ sơ phải chờ đến 24 giờ, thậm chí là quá 24 giờ kể từ khi hồ sơ được truyền thành công lên hệ thống dịch vụ công thì mới được tiếp nhận, như vậy nếu hồ sơ hợp lệ thì mất ít nhất là 2-3 ngày cá nhân, tổ chức mới nhận được xác nhận của cơ quan có thẩm quyền là đã đăng ký kiểm tra. Tôi có hỏi cơ quan thụ lý thì được trả lời là bao giờ tiếp nhận hồ sơ thì mới tính giờ và thực tế hệ thống dịch vụ công thành phố Hải Phòng chỉ tính giờ từ khi cơ quan thụ lý tiếp nhận hồ sơ chứ không phải là từ khi cá nhân, tổ chức truyền hồ sơ thành công lên hệ thống. Tôi rất mong lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông thành phố có biện pháp khắc phục để những cá nhân, tổ chức được tiếp nhận và xử lý hồ sơ theo đúng quy định. Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Vũ Đại Thắng Tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định 61/2018/NĐ-CP quy định: Đối với hồ sơ nộp trực tuyến thông qua cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận 1 cửa phải xem xét, kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chính xác hoặc không thuộc thẩm quyền giải quyết theo quy định, cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận phải có thông báo, nêu rõ nội dung, lý do và hướng dẫn cụ thể, đầy đủ một lần để tổ chức, cá nhân bổ sung đầy đủ, chính xác hoặc gửi đúng đến cơ quan có thẩm quyền. Việc thông báo được thực hiện thông qua chức năng gửi thư điện tử, gửi tin nhắn tới người dân của Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.
Nếu hồ sơ của tổ chức, cá nhân đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ, công chức, viên chức tại Bộ phận Một cửa tiếp nhận và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy trình quy định tại Điều 18 Nghị định này. Như vậy, chỉ tiếp nhận các hồ sơ điện tử ĐÃ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐẦY ĐỦ, HỢP LỆ, việc tiếp nhận hồ sơ được thực hiện lần lượt theo thứ tự và được chuyển đến cán bộ thụ lý.
Như vậy, thời gian giải quyết thủ tục hành chính được tính từ lúc cán bộ tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, đúng yêu cầu và có tin nhắn xác nhận gửi đến công dân qua email, Zalo.
Thời gian từ lúc công dân truyền hồ sơ lên hệ thống Dịch vụ công trực tuyến thành phố đến khi cán bộ tiếp nhận hồ sơ phụ thuộc vào quy định của các ngành, lĩnh vực.
Thời gian tiếp nhận tuỳ thuộc số lượng hồ sơ trong ngày nhiều hay ít, thông thường từ vài giờ đến 1 ngày. 868 08-30-2019 11:12:28.880 |